CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO

 

            Dưa leo là cây trồng cho năng suất cao và thu nhập ổn định cho nhiều nhà vườn. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng dưa leo luôn bịản hưởng bỏi các loại bệnh hại, vì thế đểcó được dưa leo đạt chất lượng cần quản lý tốt về các loại bệnh thường gặp trên dưa leo và sớm có biện pháp phòng trừ.

Hình 1: Dưa leo đang cho quả

(Trích từ: www.dongtienvang.com)

1. Bệnh thán thư

- Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum orbicularegây ra.

- Biểu hiện bệnh:

+ Trên lában đầu vết bệnh là những đốm ngậm nước màu vàng, các đốm này sau đó chuyển sang màu nâu đậm và lan rộng thành các vòng tròn đồng tâm. Khi bệnh nặng lá sẽ khô từng phần, lá bệnh giòn, dễ gãy rụng, dễ rách tại các vị trí bệnh.

+Trên trái bệnh thán thư thường có vết bệnh ban đầu hình tròn, hơi lõm vào, giữa vết bệnh nứt ra. Trên vết bệnh xuất hiện lớp bào tử nấm màu hồng, hơi ướt.Khi bệnh nặng, các vết bệnh trên liên kết lại thành mảng lớn gây thối nhũn trái.Các trái nhiễm bệnh có vị đắng, mẫu mã không đạt tiêu chuẩn để đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

(Trích từ: https://agriviet.org/sau-benh/benh-hai-tren-cay-dua-chuot/#ftoc-4-benh-than-thu-tren-dua-leo)

- Cách phòng trị:

+ Sử dụng các giống có tính kháng hoặc chống chịu với bệnh thán thư. Không lấy hạt giống từ những trái bị bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm.Có thể sử dụng cây giống ghép để trồng.Ruộng bị bệnh nặng cần luân canh với cây trồng khác (ngoài họ bầu, bí, dưa) ít nhất 1 năm.

+Lên luống cao, thoát nước tốt không đểứ đọng nước lâu khi tưới tiêu đặc biệt là trong mùa mưa.

+Thu thập và đốt hoặc cày sâu tất cả các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch, sau đó bón vôi để khử trùng, hạn chế sự lây lan cho vụ sau.

+Quản lý tốt cỏ dại, hạn chế tối đa sự có mặt của cỏ dại trong ruộng trồng dưa leo.

+Trước khi trồng cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm nấm Tricoderma Bacillus HLC có tác dụng hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.Bón phân cân đối, tăng cường bón lân và kali, tránh bón thừa phân đạm.Bổ sung Sillic cho vườn dưa leocũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tốt.

+Tránh làm tổn thương trái khi thu hoạch. Sử dụng phòng trừ bằng bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC.Để có hiệu quả phòng trị cao của thuốc diệt nấm bà con cần áp dụng phòng trừ thường xuyên hơn trong mùa mưa để duy trì hiệu quả (khoảng 10-14 ngày/lần), phun khi cây mới chớm bệnh. 

(Trích từ: https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/benh-than-thu-tren-dua-leo-do-nam-va-bien-phap-phong-tru-hieu-qua-2251-32658-article.html)

Hình 2: Dấu hiệu thán thư trên lá

(Trích từ: www.hlc.net.vn)

2. Bệnh héo rũ, vàng lá

- Nguyên nhân: Do nấm Fusarium và nấm Phytophthora gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái do thời tiết nóng ẩm.

- Biểu hiện bệnh: Ban đầu xuất hiện các vết thâm nhỏ dọc theo thân cây làm cây bị héo nhẹ vào thời điểm trời nắng nóng, buổi sáng và ban đêm cây vẫn tươi tốt nhưng đến trưa lại héo rũ, đây là giai đoạn cây bị bệnh, chỉ vài ngày sau lá sẽ bị héo vàng, cây dưa leo sẽ bị héo từng nhánh, sau đó thân cây bị héo đột ngột sau đó chết cả cây. Bệnh thường gây hại nhiều khi cây dưa leo kín mặt giàn.

(Trích từ: https://xuannong.vn/mot-so-sau-benh-hai-thuong-gap-tren-dua-leo-bid161.html)

- Cách phòng trị:

+Cần thực hiện các biện pháp bón phân cân đối, bót lót phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng.

+ Trong quá trình chăm sóc cây nên hạn chế tạo các vết thương hở (rễ, thân lá).

+ Không trồng cây họ cà, họ bầu bí liên tiếp nhiều vụ trên cùng đất canh tác, nên luân canh cây khác họ, tưới tiêu nước phù hợp và kịp thời cho cây.

Lưu ý bón phân, tưới nước phù hợp cân đối với từng giai đoạn phát triển của cây, trong nhiều trường hợp bệnh héo xanh có thể ghép với bệnh thối rễ, lở cổ rễ, bệnh sương mai…

(Trích từ: https://nanobacsuper.com/giai-phap-dac-tri-benh-heo-xanh-vi-khuan-tren-cay-dua-luoi-dua-le-dua-chuot)

Hình 3: Lá dưa leo bị héo rũ

(Trích từ: www.eminhatban.vn)

3. Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo

- Nguyên nhân: Bệnh xoắn lá ở cây dưa leo hay còn gọi bệnh khảm gây hại do các loại côn trùng chích hút như bò trĩ, bù lạch và rệp dưa. Các loại vi khuẩn thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hay vàng, sống tập trung trong đọt non hay mắt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho cây bị xoăn lại. Ở điều kiện thời tiết nắng thì bù lạch ẩn nấp trong rơm rạ hoặc các lá cuốn lại.

- Biểu hiện bệnh: Dấu hiệu bệnh ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng.

- Cách phòng trị:

+Do bệnh gây hại chủ yếu vào mùa nắng nóng nên cần phải chú ý tăng lượng nước tưới cho cây, không để cây bị thiếu nước, đất khô cằn.

+Mật độ cây trồng không nên quá dày, cắt tỉa cuốn lá bệnh.

+Phun một trong số các loại thuốc như Admire 50 EC, Confidor 100 SL, Danitol 10 EC, Vertimec 1,8 ND, Oncol 20 EC, Regent 5 SC hoặc Regent 800 WP  để phòng và trị bệnh.

(Trích từ: https://www.vuonxinh.com.vn/benh-thuong-gap-o-cay-dua-leo.html)

Hình 4: Bệnh xoắn đọt trên lá

(Trích từ: www.fao.org.vn)

4. Bệnh đốm lá, đốm phấn, sương mai

- Nguyên nhân: Bệnh đốm phấn do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra

- Biểu hiện bệnh: bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ở mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt, đó là bào tử của nấm bệnh, lá đốm vàng sau 3 - 4 ngày biến thành màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng, thân cây khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái khiến cây cho năng suất thấp và chất lượng trái kém, có thể khiến cây bị chết.Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non. Loại bệnh hại này thường phát triển mạnh vào thời điểm mùa mưa, độẩm cao, nhiệt độ thấp 18 - 20ºC.

- Cách phòng trị:

+Tránh trồng dưa leo chung với các loại cây trồng như bầu, bí và các loại cây thân leo, bò khác.

+Lên luống cao cho đất trồng để đất thoát nước.Thường xuyên tỉa bỏbớt các lá già dưới gốc và lá bệnh, tiêu hủy các cây lá bị bệnh.

+Khi phát hiện dấu hiệu bệnh có thể dùng một số thuốc để phun Benlate-C, Curzate, Copper-B, Daconil 500 SC, Mancozeb, Ridomil, Metalaxyl Zineb hoặc Viroxyl 58 WP để tiêu diệt nấm bệnh.

(Trích từ: https://www.vuonxinh.com.vn/benh-thuong-gap-o-cay-dua-leo.html)

Hình 5: Dấu hiệu bệnh đốm trên lá

(Trích từ: www.trongtrot.lamnghenong.com.vn)

5. Bệnh thối gốc, lỡ cổ rễ

- Nguyên nhân: Bệnh do một số loại nấm gây ra nhưFusarium solani f.s. phasceli,Rhizoctonia solani Kuhn, hoặc Thielaviopsis,…Bệnh thối gốc, lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18-25oC, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.

- Biểu hiện bệnh: Biểu hiện đặc trưng nhất của triệu chứng bệnh là: rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, cây bệnh héo chết, đổ gục trên ruộng. Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ. Bộ phận bị bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng nước hoặc hơi khô, cổ rễ teo tóp, bộ phận lá thân héo rũ, tuy vẫn còn màu xanh. Sau 5-6 ngày bị héo rũ cây bệnh đổ gục chết lụi hàng loạt trên ruộng.

- Cách phòng trị: Có thể dùng một trong những loại thuốc sau để phòng trừ:Ridomil MZ72 WP với lượng dùng 2.5 - 3.5 kg/ha, Topsin M (50-70 WP): 50-100 g thuốc bột/100 lít nước, Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ 0.1 - 0.2 % hoặc chế phẩm sinh học (Trichoderma).

(Trích từ: https://nongnghiepisrael2.blogspot.com/2018/06/cac-benh-hai-thuong-gap-o-dua-chuot-va-cach-phong-tru-hieu-qua-p1.html)

Hình 6: Dấu hiệu thối rễở dưa leo

(Trích từ: www.nanobacsuper.com)

6. Bệnh khảm

- Nguyên nhân: Do virus Cucumber Mosaic gây ra. Bệnh này do con bọ trĩ Thrips palmi (bù lạch hay rầy lửa) là môi giới truyền bệnh. Cơ thể con bọ trĩ rất nhỏ, con trưởng thành dài khoảng hơn 1 mm, mầu vàng nâu, di chuyển rất nhanh. Con ấu trùng mầu xanh lục, nhỏ hơn con trưởng thành một chút. Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung chích hút nhựa của đọt non, lá non, làm cho ngọn cây dưa bị thung đọt, không phát triển được, nếu nặng bông sẽ không đậu trái, nếu đậu thì trái cũng còi cọc, chậm lớn, sần sùi và rụng sớm. Ngoài gây hại trực tiếp, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây dưa, bằng cách khi chích hút dịch của cây dưa đã bị bệnh bọ trĩ sẽ lưu giữ virus trong tuyến nước bọt, khi chích hút cây khoẻ chúng sẽ truyền virus gây bệnh cho cây này, từ đó bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

- Biểu hiện bệnh: Cây dưa chuột con rất dễ bị nhiễm bệnh.Vết bệnh đầu tiên là các vết khảm đốm xen kẽ các vết loang lổ chỗ xanh đậm, lồi.Thùy lá ngừng phát triển, nhỏ, hẹp, xoăn cong. Cây nhỏ, thân cong mảnh.Vết bệnh trên quả là các vết loang lổ chỗ xanh đậm, xanh nhạt xen kẽ nhau.Khi bị nhiễm bệnh, ngọn cây dưa không vươn dài, mà co rút lại thành một cục giống như cái đầu lân và giật ngược lên trời.

- Cách phòng trị:

+Với những cây đã bị bệnh nặng, nên nhổ bỏ rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh bệnh lây lan sang những cây khác thông qua môi giới là bọ trĩ.

+ Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc như: Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC, Confidor 100SL, Regent 800WG, Polytrin 440EC, Selecron 500EC... (liều lượng và cách sử dụng đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì). Do bọ trĩ nằm sâu bên trong đọt nên dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao.

(Trích từ: https://nongnghiepisrael2.blogspot.com/2018/06/cac-benh-hai-thuong-gap-o-dua-chuot-va-cach-phong-tru-hieu-qua-p1.html)

Hình 7: Bệnh khảm hại dưa leo

(Trích từ: www.nongnghiep.vn)

7. Bệnh thối trái non

- Nguyên nhân: Do nấm Choanephora cucurbitarum gây nên. Phát triển mạnh và lan nhanh trong mùa mưa khi nhiệt độ và ẩm độ thấp.

- Biểu hiện bệnh: Bệnhgây hại trên lá, hoa, trái và gốc thân. Những vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước, đen dần rồi thối nhũn.Bệnh thối hoa bệnh thối trái non xuất hiện vào 5-7 ngày sau khi thụ phấn ra hoa cho trái.Làm cho trái thối đen, trái non bị rụng hoặc héo teo lại. Nặng thì thối rễ là cây chết rũ.

- Cách phòng trị:

+Không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Vì khi đất trồng bị úng rất dễ phát sinh nấm bệnh gây hại.Luôn giữ cho đất khô thoáng và thoát nước tốt.Giảm lượng nước tưới mà đặc biệt là mùa mưa.Không nên tưới vào lúc chiều tối.

+Gieo trồng với mật độ thích hợp.

+Vệ sinh khu vườn thường xuyên. Thu gom các trái, lá và cây bị nhiễm bệnh đem đi thiêu hủy.

+Cần tăng cường bón phân hoại mục và các chế phẩm sinh học để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.Ngăn ngừa bằng các thuốc phòng trị nấm. 

(Trích từ: https://vuonsaigon.vn/cach-phong-tru-benh-thoi-hoa-benh-thoi-trai-non-tren-bau-bi.html)

Hình 8: Trái dưa leo non bị chết do bệnh gây hại

(Trích từ: www.eminhatban.vn)

            Dưa leo là loại cây trồng dễ bị nhiều loại bệnh tấn công các giai đoạn, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ nhanh, hiệu quả. Chú ý sử dụng đúng phân thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất, chúc bà con thành công.

Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến

 

 

 

 

Tin tức khác
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
21 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
21 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành,...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
Bòn bon là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt, mùi thơm đặt...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Bầu là một loại cây trồng có khả năng phát triển rất nhanh.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
19 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng...
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
19 T08/2021
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở...
Hotline tư vấn miễn phí: 02723.671.529
Zalo