CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ NA

CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ NA

 

Cây cà na Thái  hình dáng khá tương tự với giống cà na thường có tại Việt Nam. Cây cà na Thái rất dễ trồng, chịu ngập, chịu hạn và chịu phèn tốt. Ngoài ra, cây cà Thái cũng chống chịu được sâu bệnh tốt, do đó giảm được chi phí trong quá trình trồng và chăm sóc cây ca Thái. Tuy nhiên, vẫn có những sâu bệnh hại tấn công trên cây cà na Thái, mời bà con tham khảo.

1. Rệp sáp (Planococus lilacinus):

- Đặc điểm hình thái, gây hại:

+ Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều bu bám ở trên đọt lá non, trên hoa, trên trái… chích hút nhựa của những bộ phận này. Nếu không phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời, rệp có thể làm cho lá non bị vàng úa, khô rụng sớm, trái bị thui chột không lớn được có khi bị khô cháy.

+ Ngoài ra, chất thải của rệp còn chứa nhiều đường mật, tạo thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây. Rệp sáp xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Hình 1: Rệp sáp

(Trích từ: www.namphuonggroup.vn)

- Biện pháp phòng trừ:  Kiểm tra vườn na thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời, bằng một trong những loại thuốc như Danitol 50EC, Goldra 250WG, Dantox 5EC, Soddy 750WP, Matox 5EC, Cyfitox 300EC… 

(Trích từ: https://sites.google.com/site/giongcayna/benh-tren-cay-na-va-cach-phong-tru/rep-sap-tren-na)


Hình 2
: Rệp sáp trên cây cà na

(Tríchtừ: www.youtube.com )

2. Nhện đỏ(Panonychus citri):

- Đặc điểm hình thái :

+ Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện.

+ Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá.

+ Trứng hình tròn, lúc mới đẻ có mầu trắng hồng, sau đó trở nên hồng. Sau khi đẻ khoảng 4-5 ngày thì trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng có mầu xanh lợt (lúc mới nở chỉ có 6 chân, từ tuổi 2 trở đi cho đến khi trưởng thành chúng có 8 chân), khi lớn chuyển dần sang màu nâu đỏ. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.

Hình 3: Nhện đỏ gây hại trên lá

(Trích từ: www.tuvannongnghiep.com)

- Đặc điểm gây hại:

+ Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại. Gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng. Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn.

+ Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Cắt bỏ những lá có mật số nhện qúa cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy.

+ Có thể dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.

+ Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. Có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Tungmectin 1.9EC, Comite 73 EC, losmine 250 EC…sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Xịt ướt đều mặt dưới của lá.

(Trích từ: http://shop.thuocbvtv.com/sau-benh-hai-chanh-day-va-cach-phong-tru-sau-benh-hai-chanh-day.html)

3. Ruồi vàng

- Đặc điểm gây hại:

Ruồi vàng đẻ trứng vào phần tiếp giáp vỏ và thịt quả, giòi non nở và gây hại phần tép quả làm cho thối nhũn gây rụng quả, ruồi thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.

Hình 4: Ruồi vàng

(Trích từ: www.fao.org.vn)

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của ruồi; Thu dọn tiêu hủy quả rụng để hạn chế sự lây lan phá hoại.

+ Dùng bẫy bả FLYKIL 95EC; VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi. Đặt bả vào tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. Phun phòng trừ trước khi thu hoạch 1 tháng bằng hỗn hợp 5% bả Protein + 1% Pyrinex 20EC; sử dụng thuốc Basudin 10 H, Vibam 5 GR; Diazol 10GR, Vibasu 5GR, 10GR; Diazan 10 GR phun xung quanh gốc để diệt nhộng.

(Trích từ: https://biovina.com.vn/2019/12/26/sau-benh-hai-tren-cay-co-mui/)

4. Bệnh bồ hóng:

- Tác nhân: Bệnh do nấm Meliola commixta gây ra.

- Môi giới truyền bệnh: do rệp sáp khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

- Triệu chứng:

Ở mặt dưới của lá có những đốm tơ màu đen hơi tròn, kích cỡ vài mm đến 1cm, hoặc những đốm đen nhỏ cỡ 1mm, trong các lõm khuyết tinh dầu của bề mặt vỏ trái, đốm càng già thì màu đen càng sậm hơn.

+ Nếu bị nặng các đốm bệnh có thể hòa lẫn vào nhau thành một đám. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi sẽ thấy mô lá phía dưới của đốm bệnh có màu thâm đen.

Hình 5: Biểu hiện của nấm bồ hóng trên lá

(Tríchtừ: www.dantocmiennui.vn)

- Biện pháp phòng trừ: nếu vườn thường hay bị bệnh gây hại có thể sử dụng một trong những loại thuốc trừ nấm như: Pylacol 700WP, Thio-M 500FL,… để phun xịt, nhớ xịt ướt đều cả mặt dưới của lá. 

(Trích từ: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/product/cach-tri-benh-muoi-den-bo-hong-do-nam-meliola-commixta-gay-ra/)

5. Bệnh khô bông rụng bông:

- Tác nhân:do rệp sáp, kiến, nhện đỏ…gây hại và làm môi giới truyền bệnh của nấm bồ hóng gây hại cho cành, hoa làm cho hoa bị khô bông rụng bông.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Cắt tỉa vườn thông thoáng và quản lý tốt các môi giới truyền bệnh

+ Có thể phun định kỳ 7-19 ngày/ lần( danitol-s 50EC + losmite 250EC+ amino- rong biển)  từ khi bắt đầu có hoa để hạn chế tối đa khô bông, rụng bông.

(Trích từ: www.youtube.com“GIÓ MIỀN ĐÔNG”)

Hình 6: Khô bông trên cây cà na

(Tríchtừ: www.youtube.com)

            Cây cà na Tháicó cách trồng và chăm sóc hoàn toàn đơn giản. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và tận dụng xen canh mô hình vườn nhà, cây cà na Thái sẽ là nguồn thu nhập không nhỏ cho nhà vườn. Chúc bà con mùa màng bội thu với cây cà na.

Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến

 

Tin tức khác
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
21 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
21 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành,...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
Bòn bon là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt, mùi thơm đặt...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Bầu là một loại cây trồng có khả năng phát triển rất nhanh.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
19 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng...
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
19 T08/2021
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở...
Hotline tư vấn miễn phí: 02723.671.529
Zalo