Đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu quan trọng vì vùng phân bố tương đối rộng, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho bà con. Để đậu có được năng suất như vậy thì việc quản lý các loài sâu bệnh trên cây đậu cove, đậu đũa là rất quan trọng.
1. Rệp muội:
- Đặc điểm hình thái:
+ Rệp trưởng thành có màu đen bóng nhỏ, hình quả lê. Rệp con có lớp sáp trắng.
+ Rệp trưởng thành có 2 dạng cánh ngắn và cánh dài. Vì có cánh nên chúng dễ dàng di chuyển và lan truyền sang các cây khác.
Hình 1: Rệp muội
(Trích từ: www.camnangcaytrong.com)
- Đặc điểm gây hại:
+ Rệp trưởng thành và rệp non đều gây hại trên các bộ phận của cây đậu như đọt non và lá non.
+ Chúng chích hút nhựa làm ngọn và lá non xoăn lại, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, quả ít. Nếu rệp phá hoại trên mật độ rệp cao, lá sẽ chuyển dần sang màu vàng, cây có thể bị khô héo và chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Nếu phát hiện thấy rệp có ít trên lá cây, bạn có thể dùng phương pháp thủ công là bắt rệp, ngắt bỏ lá bị rệp gây hại để tránh chúng lan sang các cây khác.
+ Để phòng trừ rệp muội ở đậu đũa, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Tasieu 5WG, Chersieu 75WG , Suhamcon 25WP,…
(Trích từ: https://agriviet.org/sau-benh/danh-sach-4-loai-sau-o-dau-dua/)
2. Sâu đục quả (Maruca testulalis):
- Đặc điểm hình thái:
+Bướm nhỏ, có màu nâu đậm, thân dài 10 - 13 mm.
+Trứng màu trắng ngà hình bầu dục.
+Sâu non màu trắng ngà, đầu màu vàng, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh hay bầu dục màu nâu đậm.
+Nhộng có màu xanh nhạt sau chuyển màu nâu vàng, dài 12-15mm được bao phủ bởi lớp kén mỏng. Sâu đục trái hại đậu.
Hình 2: Sâu đục quả đậu
(Trích từ: www.camnangcaytrong.com)
- Đặc điểm gây hại:
+Trứng đẻ rải rác từ 1-3 quả ở mặt trên lá non hoặc trên hoa, vỏ quả non.
+Trứng được đẻ trên hoa, đài và trái non.
+Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thải tạo điều kiện cho bệnh hại tấn công và làm giảm phẩm chất trái, dễ rụng. Nhộng nằm trong các kẹt lá khô. Sâu đục trái xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ:
+Không nên xen canh với các cây họ đậu.
+Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng trước khi trồng.
+Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc Matrine (Kobisuper 1SL, Wotac 5EC) để phòng trừ.
(Trích từ: http://hpstic.vn:96/tin-chi-tiet/Mot-so-sau-benh-hai-tren-cay-do-va-bien-phap-phong-tru-1381.html)
3. Sâu đo:
- Đặc điểm hình thái:
+ Bướm trưởng thành của loài sâu này mầu nâu. Ở giữa cánh trước của chúng có 2 đốm trắng.
+ Sâu đo có màu xanh với những sọc sáng chạy dọc theo cơ thể. Chúng có phần đuôi to và nhỏ dần về phía đầu. Khi di chuyển, phần giữa sâu tạo thành hình cong như con người đo gang tay, vì vậy chúng được gọi là sâu đo.
Hình 4: Sâu đo
(Trích từ: www.pinterest.com)
- Đặc điểm gây hại:
+Sâu đo thường tập trung gây hại ở lá cây đậu.
+Sâu đo thường phá hại tán cây và lá phía dưới. Tuy nhiên, khi ăn hết phía dưới, chúng sẽ ăn tràn lên toàn bộ cây khiến cho lá cây rụng nhiều.
-Biện pháp phòng trừ:
Bà con có thể sử dụng thuốc BVTV như Delfin WG (32 BIU) để trừ sâu đo ở đậu. (Trích từ: https://agriviet.org/sau-benh/danh-sach-4-loai-sau-o-dau-dua/)
4. Nhện đỏ (Panonychus citri):
- Đặc điểm hình thái :
+ Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện.
+ Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá.
+ Trứng hình tròn, lúc mới đẻ có mầu trắng hồng, sau đó trở nên hồng. Sau khi đẻ khoảng 4-5 ngày thì trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng có mầu xanh lợt (lúc mới nở chỉ có 6 chân, từ tuổi 2 trở đi cho đến khi trưởng thành chúng có 8 chân), khi lớn chuyển dần sang màu nâu đỏ. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.
Hình 6: Nhện đỏ
(Trích từ: www.tuvannongnghiep.com)
- Đặc điểm gây hại:
+ Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại. Gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng. Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn.
+ Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Cắt bỏ những lá có mật số nhện qúa cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy.
+ Có thể dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.
+Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. Có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Tungmectin 1.9EC, Comite 73 EC, (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Xịt ướt đều mặt dưới của lá.
(Trích từ: http://shop.thuocbvtv.com/sau-benh-hai-chanh-day-va-cach-phong-tru-sau-benh-hai-chanh-day.html)
5. Bệnh chết héo cây con:
- Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
- Tác nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây hại
- Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
Hình 7: Bệnh lỡ cổ rễ, chết cây con
(Trích từ: www.agriviet.org)
- Biện pháp phòng trừ:
+Sử dụng giống sạch bệnh.
+Luân canh cây trồng khác họ.
+Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất nếu vụ trước ruộng bị nặng.
+Sử dụng thuốc BVTV sau để phòng trừ bệnh: Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL), Validamycin (Vali 3 SL)….
(Trích từ: http://hpstic.vn:96/tin-chi-tiet/Mot-so-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-muop-dang-kho-qua-840.html)
6. Bệnh đốm vi khuẩn:
-Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli gây ra.
-Triệu chứng: Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá, trên trái đậu cove có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.
-Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh.
-Biện pháp phòng trừ:
+Vệ sinh vườn, thu gom các lá, trái sau khi thu họach.
+Do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Champion 77WP, Coc 85WP, Kasumin 2SL, New Kasuran, Canthomil….
(trích từ: https://tomgardenseeds.blogspot.com/2019/11/sau-benh-hai-tren-cay-dau-cove.html)
7. Bệnh gỉ sắt (Uromyces appandiculatus)
- Tác nhân: bệnh do nấm Uromyces appandiculatus gây hại
- Triệu chứng:
+Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi hại trên thân, cành và quả.
+Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng.
+Trên thân, quả: Triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.
- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chăm sóc kém.
Hình 10: Bệnh rỉ sắt đậu cove
(Trích từ: www.camnangcaytrong.com)
- Biện pháp phòng trừ:
+Sử dụng giống kháng bệnh.
+Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt tăng sức đề kháng bệnh cho cây.
+Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư.
+Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP) để phòng trừ.
(Trích từ: http://hpstic.vn:96/tin-chi-tiet/Mot-so-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-muop-dang-kho-qua-840.html)
Trên đây là một sô loài sâu bệnh hại trên đậu cove nói riêng và các cây họ đậu nói chung. Để đậu đạt được năng suất và có kinh tế cao thì việc trồng, chăm sóc và quản lý các loài sâu bệnh tốt là vấn đề rất quan trọng. Mong rằng với những chia sẽ trên sẽ giúp ích được nhiều cho bà con. Chúc bà con mùa màng bội thu.
Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến