Cây cà na là loại cây mọc hoang dại, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng vài năm trở lại đây, cà na là loại cây được người tiêu dùng ưa thích, thế nên nhiều nhà vườn bắt đầu trồng loại cây này để phát triển kinh tế. Cây cà na khá dễ trồng, chăm sóc đơn giản lại tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.
Hình 1: Cà na đã sẵn sàng thu hoạch
(Tríchtừ: www.anphupet.com)
1. Cách trồng
- Giống: cần lựa chọn vườn ươm uy tín để mua cây giống đạt chất lượng.
(Trích từ: http://www.cayantrai.org/ca-na-thai-trong-bao-lau-co-trai/)
Hình 2: Cây cà na giống
(Trích từ: www.vuonnhadep.vn)
- Đất trồng: cây không kén đất, tuy nhiên nên chọn đất thoáng mát, thoát nước tốt. Để cây phát triển tốt hơn bạn có thể trộn phân hoai, NPK để bón lót trước khi trồng cây.
- Cách trồng: Nên trồng cây cà na trong vườn ở khu vực gần nước, diện tích đất rộng. Hố trồng cây giống cà na khoảng 1x1x0,7 m (dài x rộng x cao), khoảng cách 5×4 m. Trồng bằng cây con có bầu làm bằng polyetylen đã được ươm ở vườn ươm từ 9-12 tháng. Lúc trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, lấp đất đến cổ rễ và dẫm chặt đất. Cần trồng nơi nắng nhiều chiếu trực diện cả ngày.Có thể bón phân hữu cơ như phân gà, phân dơi, phân bò…
(Trích từ: https://cayantrai.vn/cua-hang/cay-an-trai/ca-na-thai/ca-na-thai/)
Hình 3: Trồng cây cà na gần nguồn nước
(Trích từ: www.youtube.com)
2. Chăm sóc
- Bón phân: Trong 2- 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1- 0,2 kg urê + 0,05-0,1 kg kali + 0,2-0,5 kg super lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50 kg, cách gốc 50-60 cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).
(Trích từ: https://www.cayantrai.org/cach-cham-soc-cay-ca-na-thai/)
Hình 4: Bón phân đúng cách cho cây phát triểnkhỏe mạnh
(Trích từ: www.youtube.com)
- Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1 m, và để trống phần diện tích cách gốc 20 cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.
(Trích từ: https://www.cayantrai.org/cach-cham-soc-cay-ca-na-thai/)
Hình 5: Hệ thống tưới cây cà na
(Trích từ: www.youtube.com)
- Xử lý cỏ: Phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
(Trích từ: http://khuvuonxanh.net/cay-ca-na-thai-cach-trong-va-cham-soc/)
Hình 6: Xử lý cỏ để cây có không gian phát triển
(Trích từ: www.youtube.com)
Cà na là loại quả có nhiều công dụng dược liệu trong y học cổ truyền. Ngoài ra, quả cà na còn được chế biến nhiều món ăn phong phú trong đời sống vì thế hiện nay chúng rất được ưa chuộng. Với đặc tính dễ trồng và chăm sóc, cây cà na hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định hơn cho nhà vườn.
Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến