Khổ qua là loại quả có vị đắng đặc trưng, được nhiều người yêu thích. Không chỉ là thực phẩm, khổ qua còn mang nhiều công dụng tuyệt vời như giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu… Để trồng và chăm sóc khổ qua đạt được hiệu quả cao, bà con cần nắm vững các kỹ thuật trồng trọt cũng như chăm sóc.
Hình 1: Khổ qua cho trái “Trĩu giàn”
(Trích từ: https://suckhoedoisong.vn/tuyet-dieu-muop-dang-n82001.html)
I. Kỹ thuật trồng:
1. Chuẩn bị giống
- Có thể chọn các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,… các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01,…. lượng hạt giống: 0,5Kg/1.000m2
(Trích từ: http://kythuatnuoitrong.edu.vn/cay-an-trai/ky-thuat-trong-cay-muop- dang-kho-qua.html)
- Trước khi gieo hạt giống, bạn cần thực hiện thao tác ủ hạt khổ qua vào nước ấm trong thời gian khoảng 4-6 tiếng. Sau đó đem rửa sạch và tiếp tục ủ vào khăn ẩm khoảng 1 ngày là có thể đem hạt giống ra gieo xuống đất. Đất trồng khổ qua thường là loại hỗn hợp gồm các loại như xơ dừa, phân bò, đất thịt.
- Khi tiến hành ươm hạt, bạn hãy cho lượng đất đã chuẩn bị vào trong bầu ươm. Tiếp đó dùng nhíp gắp hạt khổ qua đặt xuống đất ươm. Sau cùng, phủ một lớp xơ dừa mỏng lên phía trên để bảo vệ hạt giống. Sau khi hoàn thành công đoạn gieo hạt khổ qua, bạn cần đảm bảo cung cấp độ ẩm hợp lý cho hạt giống nhanh nảy mầm. Tuy nhiên, khi tưới, bạn nên sử dụng bình tưới có vòi phun tia nhỏ để tránh làm gãy mầm hoặc trôi hạt giống.
(Trích từ: https://sanvuonaz.com/cach-trong-kho-qua-tai-nha/)
Hình 2: Cây khổ qua được ươm trong bầu
(Trích từ: http://www.nhavuontaigia.com/ky-thuat-trong-cay-kho-qua-316.html)
2. Chuẩn bị đất
Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.
- - Lên liếp (làm luống): Đất phải cày bừa, băm nhỏ, mỗi liếp rộng 0,6-0,8m cao 20-30cm, tâm liếp này cách tâm liếp kia 1,2m.
- - Bón Lót đối với đất thịt + Vôi + Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G. Đối với đất pha cát: Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G. Cách bón: đánh rãnh – rãi phân – sau đó lấp đất.
- - Phủ Bạt: Bạt phủ nên chọn loại có kích cỡ 1m, Dùng lạt tre cố định bạt để tránh gió quật làm bay bạt ảnh hưởng đến bộ rễ cây.
- - Đục Lỗ bạc: Dùng lon sữa bò cắt trống 1 đầu, đầu còn lại đục lỗ, bỏ than nóng hoặc dầu lửa vào đốt lửa khi nóng lên là có thể dùng đục lỗ.
(Trích từ: https://phanlecuong.com/index.php/nong-nghiep-truyen-thong/cach- trong-kho-qua-cho-nang-suat-cao-21.html)
Hình 3: Chuẩn bị đất và trải bạc
(Trích từ: https://www.youtube.com/watch?v=kIYgySyzELU)
3.Tiến hành trồng
- Khoảng cách giữa các cây là 50-70 cm, rải một ít đất mịn hoặc tro trấu vào trong lỗ (không nên cho quá nhiều tro trấu, nhất là trong mùa mưa vì sức nóng của màng phủ và tro trấu làm cây con bị hóc phát triển yếu), tưới nhiều nước rồi cho cây con vào, xử lý côn trùng bằng thuốc Basudin hay Regent rãi xung quanh gốc sau khi trồng.
(Trích từ: http://vietaseeds.com.vn/ky-thuat-trong-kho-qua.html)
- Khổ qua là loại dây leo nên việc làm giàn rất cần thiết cho cây phát triển. Có thể làm giàn từ nứa tre hoặc cắm cọc giăng lưới cho cây bò. Chiều cao của giàn từ 2 đến 2,5m chiều rộng là 3m. Nên tiến hành làm giàn sớm để cây có không gian leo bám. Giàn khổ qua cần làm chắn phòng trường hợp thời tiết xấu và khi cây cho nhiều trái.
(Trích từ: https://www.fao.org.vn/trong-trot/cach-trong-muop- dang/#1_Lam_gian_trong_muop_dang)
Hình 4: Giàn cho khổ qua cần làm chắc chắn
(trích từ: http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/nong-nghiep/201706/mo- hinh-trong-kho-qua-rung-huu-co-3-trong-1-2814699/#.YP-4BR9MTIU)
II.Kỹ thuật chăm sóc
- Bón Phân: Dùng 20-20-15, bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10 ngày cây có 3-4 lá thật, bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng 20- 25 ngày cây có tua cuốn, bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 40-45 ngày khi cây đã cho trái. Sử dụng phân bón lá 7-10 ngày/lần.Hình 5: Nông dân đang bón phân cho khổ qua
(Trích từ: https://baoquangnam.vn/nong-nghiep-nong-thon/trong-rau-qua- tren-dat-lua-44997.html)
- Tưới Nước: Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau. Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giảm công chăm sóc. Lưu ý: không được tưới quá ẩm cây trồng rất dễ bị nấm bệnh. Ví dụ thối rễ, chết nhanh.
Hình 6: Hệ thống tưới tự động cho khổ qua
(Trích từ: https://www.youtube.com/watch?v=KRVzaZAzAMA)
- Làm Cỏ: Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ. Nếu cỏ quá nhiều thì nên dùng thuốc cháy như Gfaxone 20SL, Round up. Bà con không nên sử dụng các loại thuốc như khai hoang, 2,4d. Khi phun thuốc nên chỉnh vòi phun áp xuất yếu để tránh văng vào cây trồng.
(Trích từ: http://pgrvietnam.org.vn/huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay- kho-qua-2495.html)
Hình 7: Vườn khổ qua sạch cỏ giúp cây phát triển tốt
(Trích từ: http://hocmon.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc 3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=2314)
Khổ qua hiện nay vẫn là thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình, cây được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho ra sản phẩm chất lượng cao. Chúc bà con trúng mùa bội thu.
Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến