KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA CÂY SẦU RIÊNG
Cây sầu riêng là loại cây ăn trái được ưa chuộng hàng đầu ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây sầu riêng đã được chú ý và phát triển từ lâu do có năng suất và hiệu quả về kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Để có được giá thành cao thì đa số bà con nông dân đã chọn phương pháp xử lý ra hoa nghịch vụ. Và sau đây là quy trình xử lý ra hoa nghịch vụ, mời bà con tham khảo.
* Yêu cầu trước khi xử lý ra hoa
- - Cây khỏe, không bị bệnh ( xì mủ, thán thư, rong rêu…)
- - Đủ lá ( có từ 3 cơi lá trở lên)
- - Tiết làm bông ( phụ thuộc vào gió, nhiệt độ, thủy triều,…)
Hình 1: Cây sầu riêng trước xử lý
(Trích từ: www.click49.net)
*Bước 1: Bón lân gốc
- - Thời điểm: Bón lúc nào cũng được, thường là khi lá lụa đến lá bánh tẻ của cơi đọt trước ( vừa lụa cơi 2 bón lân nếu làm cơi đọt 3).
- - Các loại phân lân: Long Thành, Ninh Bình,…
- - Liều lượng: tùy vào độ tuổi của cây, sức cây, độ lớn và mức độ xanh tốt của cây (cây 4-5 năm bón khoảng 3-4kg).
- - Cách bón: bón vào khu vực dưới tán, 2/3 tán tính từ gốc ra ngoài.
Lưu ý: trước khi bón phân lân cần làm sạch cỏ dại để cho lượng phân mà cây hấp thụ được hiệu quả cao nhất.
*Bước 2: Tạo mầm lần 1
- - Thời điểm: sau bón lân khoảng 1 tháng: nếu cơi đọt ra 4 lá thì canh 2 lá bên trong vừa mở ra, 2 lá ngoài còn khép; nếu cơi đọt ra 5 lá thì canh 3 lá mở; cơi đọt 6 lá thì 4 lá mở
- - Chất phun tạo mầm: sử dụng phân bón có hàm lượng lân cao ( 10 - 60- 10, 10 - 55 - 10,…) + phân bón có kali cao ( 7 - 5 - 44, 0-0-50..)
- - Cách phun : phun dưới cành và mặt dưới lá
*Bước 3: Đậy mủ nilon
- - Đậy mủ kín gốc, không để nước lọt vào gốc
Hình 2: Đậy mủ sầu riêng
(Trích từ: www.agriplusvn.com)
*Bước 4: Phun paclobutrazol
- - Sau khi đậy mủ tiến hành phun paclobutrazol.
- - Phun bên trong cây, phun kĩ vào dạ dưới cành, thân, mặt dưới lá.
- - Sau khi phun paclobutrazol thì cắt nước, rút cạn nước mương tạo điều kiện khô hạn cho cây
- - Chỉ nên phun paclo 1 lần trong một mùa, áp dụng với cây khỏe mạnh. Nếu phun quá liều có thể gây ngộ độc cho cây và dễ chết.
*Bước 5: Tạo mầm sau khi phun paclo
- - Thời điểm: 10 ngày sau khi phun paclo phun tao mầm lần 1
- - Các loại thuốc tạo mầm: lân cao + kali cao
- - 10 ngày sau khi tạo mầm lần 1, phun tạo mầm lần 2
*Bước 6: Tháo mủ, nhấp nước:
- - Giống ri6 và moonthong khoảng 70-80% có thể tháo mủ.
- - Nhấp nhẹ nước, sau đó tăng lên dần đến khi trở lại bình thường.
Hình 3: Mắc cua
(Trích từ: www.tamvietagri.vn)
*Bước 7: Kéo bông
Phun các loại dinh dưỡng: amino, trung vi lượng…
(Trích từ: https://agriplusvn.com/xu-ly-ra-hoa-nghich-vu-tren-sau-rieng/)
Việc xử lý ra hoa là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Còn phải tùy thuộc vào thực tế từng cây từng vườn, điều kiện thời tiết từng vùng từng khu vực khác nhau và kinh nghiệm của bà con. Chúc bà con xử lý thành công cùng những vụ mùa bội thu.
Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến